Thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến với người dùng Việt Nam. Với những tiện ích và an toàn mà chiếc thẻ tín dụng mang số lượng người mong muốn mở thẻ tín dụng thành công ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, không phải tất cả đơn yêu cầu làm đơn đề nghị mở thẻ là chắc chắn bạn sẽ được đáp ứng yêu cầu, có rất nhiều lý do để ngân hàng có thể từ chối mở thẻ tín dụng cho bạn. Nguyên nhân là gì? Cùng chúng tôi – các chuyên gia của Cardtot tìm hiểu để tránh rơi vào những trường hợp đáng tiếc sau.
Có khá nhiều lý do khiến ngân hàng có thể từ chối mở thẻ tín dụng cho bạn, nguyên nhân có thể đến từ phía bản thân bạn cũng như các yêu cầu từ phía ngân hàng. Sau đây sẽ là 8 lý do thường gặp nhất khiến bạn không làm được thẻ tín dụng.
1. Từ chối mở thẻ tín dụng vì lí do sơ đẳng nhất
a. Không đầy đủ thông tin trên hồ sơ
Tổ chức hoặc ngân hàng phát hành thẻ thường yêu cầu người mở thẻ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong bộ hồ sơ. Nếu bạn là người muốn mở thẻ, bạn cần điền đầy đủ thông tin về họ tên, địa chỉ thường trú/tạm trú, mức thu nhập hàng tháng…vào form hồ sơ chuẩn. Nếu thiếu thông tin, chắc chắn họ sẽ từ chối hồ sơ của bạn. Tốt nhất bạn hãy đăng ký hồ sơ online trước. Sau đó sẽ có nhân viên liên hệ lại và tư vấn, giúp bạn điền đầy đủ thông tin.
b. Giải quyết
Bạn có thể liên hệ với tư vấn viên tại ngân hàng bạn mở thẻ và yêu cầu họ cung cấp những hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đồng thời có những thông tin, giấy tờ họ có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng. Việc cần làm của bạn trước khi mở thẻ tín dụng là tìm hiểu kĩ các thông tin trên mạng.
2. Có phải bạn không đủ điều kiện tài chính?
a. Vấn đề tài chính của bạn khiến bạn bị từ chối mở thẻ tín dụng
Thu nhập của bạn không đáp ứng đủ điều kiện quy định thu nhập tối thiểu của ngân hàng. Thông thường mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng đối với từng loại thẻ tín dụng về mức thu nhập tối thiểu và cách thức nhận thu nhập ( hình thức chuyển khoản hay nhận tiền mặt). Trong trường hợp thu nhập của bạn thấp hơn mức thu nhập mà ngân hàng đề ra, dĩ nhiên đơn đề nghị mở thẻ tín dụng của bạn sẽ bị từ chối.
b. Giải pháp nào cho bạn
Hãy liên hệ với tư vấn viên hoặc tìm một ngân hàng có hạng thẻ và điều kiện phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của bạn, việc nâng cấp hạn mức thẻ sau khi điều kiện tài chính của bạn cao hơn trong tương lai rất dễ dàng nên bạn không cần phải lo lắng. Hiện nay rất nhiều ngân hàng có những yêu cầu về điều kiện tài chính khá dễ dàng với hạn mức thấp dành cho các khách hàng có nhu cầu chi tiêu đơn giản.
3. Hãy kiểm tra lại tình trạng nợ xấu của bạn
a. Vấn đề nợ xấu
Có quá nhiều khoản nợ chính là lý do vì sao bị từ chối mở thẻ tín dụng ở nhiều ngân hàng. Bởi chính điều này khiến ngân hàng phát hành thẻ xem xét lại khả năng thanh toán hàng tháng của bạn. Có thể đó là những khoản nợ mà chính bạn không để ý để chúng biến thành nợ xấu: khoản trả chậm hoặc quên thanh toán thẻ tín dụng ở ngân hàng khác…Do đó nếu muốn được cấp thẻ tín dụng tại ngân hàng mới, bạn cần lên kế hoạch trả cho các khoản vay hoặc nợ thẻ tín dụng khác.
b. Giải quyết vấn đề
Bạn nên tạm hoãn ý định mở thẻ tín dụng và hãy lên kế hoạch giải quyết những món nợ xấu còn tồn đọng. Bạn cũng nên lưu ý, việc tiếp tục mở thẻ tín dụng sẽ khiến tình trạng nợ xấu của bạn ngày càng tồi tệ hơn.
4. Ngành nghề và lĩnh vực bạn đang làm là rào cản
a. Công việc không ổn định hoặc ngành nghề bị hạn chế mở thẻ tín dụng
Để mở thẻ, bạn cần chứng minh cho tổ chức biết bạn đang có thu nhập ổn định qua việc làm tương xứng. Nếu bạn đã có quá lâu khoản thời gian thất nghiệp hoặc thường xuyên nhảy việc, tổ chức phát hành thẻ sẽ e dè về việc cấp thẻ cho bạn. Vì vậy, trước khi làm đơn xin mở thẻ tín dụng, bạn cần có một công việc ổn định ít nhất 3 hoặc 6 tháng.
Ngoài ra, một số ngành nghề có điều kiện lao động vất vả hoặc mang tính chất không ổn định mặc dù bạn có làm lâu đi chăng nữa, một số ngân hàng vẫn có thể từ chối mở thẻ cho bạn.
b. Giải quyết
Bạn cần chứng minh được một công việc ổn định với thời gian trên 3 hoặc 6 tháng thông qua hợp đồng lao động hoặc bản lương. Đây là một tiêu chí rất quan trọng để mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên điều này được quy định khác nhau ở nhiều ngân hàng. Bạn có thể chứng mình thu nhập ngoài, sổ tiết kiệm, bảo hiểm,… Nhưng hầu hết các ngân hàng đều kiểm duyệt khắc khe vấn đề tài chính của bạn để hiểu được khả năng trở nợ của bạn trong tương lai.
5. Có quá nhiều thẻ tín dụng trong ví của bạn
a. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của bạn
Bạn đã có rất nhiều thẻ tín dụng được cấp từ nhiều tổ chức ngân hàng khác nhau. Và khi bạn muốn mở thêm một thẻ tín dụng của ngân hàng nào đó nữa. Họ sẽ suy xét đến khả năng tài chính của bạn. Việc sở hữu quá nhiều thẻ, họ sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu tài chính của bạn có đảm bảo hết không? Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của họ. Trên thực tế, đây cũng là một trong những lý do ngân hàng không cấp thẻ tín dụng mới mà nhiều người khi làm hồ sơ mở thẻ thường chủ quan.
b. Giải quyết
Hãy lập một kế hoạch rõ ràng cho mục đích sử dụng thẻ. Xem xét lại lí do bạn cần mở thẻ: công việc, du lịch,… và quan trọng nhất là bạn có khả năng tài chính trong tương lai đủ để cho các ngân hàng yên tâm không từ chối mở thẻ tín dụng hay không?
6. Kết luận
Bên cạnh đó có vô vàn lí do để ngân hàng từ chối mở thẻ, chủ yếu xoay quanh khả năng tài chính của bạn. Hãy có một kế hoạch tài chính rõ ràng và hiệu quả trước khi nghĩ đến việc mở thẻ tín dụng. Việc này giống như khi vay ngân hàng, nợ gốc và lãi suất có thể làm bạn rơi vào danh sách nợ xấu của ngân hàng, điều này khiến bạn gặp vô vàn khó khăn trong các vấn đề giao dịch với ngân hàng trong tương lai.